Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XV Mùa Thường Niên (Mt 12,1-8) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 12,1-8

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 11,10-12.14

Đây là nghi thức cử hành "Tiệc vượt qua " qua đó, các thế hệ người Do thái tưởng niệm cuộc giải phóng của họ. Các biểu tượng rất hùng hồn. Suy niệm chúng HÔM NAY, tin vào Chúa Kitô, chúng ta đừng quên:

Một đàng là người Do thái trung thành, Chúa Giêsu hàng năm vẫn sống các nghi thức này khi cử hành Lễ Vượt qua... Đàng khác, Chúa Giêsu đã biến đổi các nghi thức này khi dựa vào đó nghi lễ thánh thể của Người...

Thật vậy, mọi cuộc giải phóng nhân loại là dấu chỉ và loan báo sự giải phóng duy nhất, vững bền, “sự phục sinh”, giải phóng chúng khỏi những áp bức đáng sợ nhất là tội lỗi sự chết.

Tháng đầu năm... ngày mười bốn.

Đời sống đức tin của chúng ta đăng ký vào một cuốn lịch, trong thời gian, ngày qua ngày, năm qua năm. Tôi có được cảm thức về cuộc hành trình Chúa dẫn tôi đi không?

Mỗi gia đình, một con chiên… Nếu nhà ít người, thì hãy họp chúng với các người lân cận.

Nghi thức cộng đoàn, sống trong gia đình, trong tình thân cận Đức tin không sống đơn độc, nhưng với anh em.

Tại mỗi nhà ăn thịt chiên, người ta sẽ lấy máu chiên bôi lên hai khung cửa và trên thành cửa.

Dấu máu, biểu trưng sự sống, chuyển thông sức sống.

“Này là chén Máu Ta. Máu tân ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con, và nhiều người được ơn tha tội”.

Máu sẽ dùng làm dấu hiệu "Các ngươi sẽ không bị hủy diệt khi Ta trừng phạt Nước Ai cập”.

Máu này che chở khỏi sự dữ.

Chúa Giêsu đã tỏ mình như “chiên thật", (Ga 13-,1.18-28). Đấng do hi tế đó máu của mình mang lại sự giải thoát toàn diện và vĩnh viễn... Đấng nhờ hiến mạng sống của mình, giải cứu chúng ta khỏi quyền lực tội lỗi... Đấng dẫn chúng ta theo Người trên đường lữ hành về Đất Hứa đến cùng Thiên Chúa!

Tôi có ý thức về tính chất vượt qua, giải phóng của mỗi thánh lễ không?

Tôi có mang đến cho Chúa, mọi nỗ lực để giải thoát tôi cùng với anh em tôi không?

Tôi có nghĩ rằng mình đang trên đường không? Mục đích đời tôi là gì?

Đêm đó người ta ăn thịt chiên.

Đây không phải một nghi thức bên ngoài, Phải đồng hóa, thực sự nuôi thân bằng nghi lễ này. Cuộc giải thoát trước hết không phải là một “kỷ niệm " quá khứ, đây là một biến cố hiện đại liên quan tới tôi cách riêng và trong đó tôi phải bị tổn hại.

Phải ăn. “Tham dự " thánh lễ không đủ. Phải thông hiệp ăn thân mình Chúa theo nghi thức và thật sự dấn thân vào cuộc giải thoát khỏi mọi sự dữ.

Với bánh không men...đứng thắt lưng chân mang giày, tay cầm gậy... ăn hối hả.

Đúng, vì đây là một bữa ăn lên đường.

Người ta không hợp lại để hội họp, nhưng để tiến về Mỗi thánh lễ đều giữ tôi vào cuộc sống hằng ngày, vào các công việc và dấn thân của tôi.

Tôi thực hiện được sự nối kết nào giữa cuộc sống tôi và các nghi thức?

Bài đọc II: Is 38,1-6.21-22

Vào thời ấy, Vua Ezéchias làm bệnh thập tử nhất sinh. Ngôn sứ Isaia đến gặp ông mà nói: “Đức Giavê phán thế này: Hãy lo xếp đặt việc nhà, vì ngươi sắp chết, ngươi sẽ không lành bệnh đâu”.

Vị ngôn sứ làm người thông ngôn chuyển đạt thiên ý.

Ezéchias quay mặt vào tường và cầu nguyện thế này: "ôi Lạy Giavê! xin nhớ lại. Tôi đã một lòng trung thành bước đi trước nhan Người”. Tôi đã làm điều đẹp mắt Người". Rồi Ezéchias còn khóc nức nở.

Thật là hữu ích khi đọc lại câu chuyện này trong Kinh Thánh sách được Thiên Chúa linh ứng. Cũng ích lợi vì biết rằng Thiên Chúa không lạ lẫm gì với các nỗi thất vọng và các lời cầu nguyện của ta. Chúng ta còn cảm thấy ích lợi khi thấy con người này đã bị lên án theo các biểu hiệu bên ngoài, chưa chấp nhận án lệnh mà cố bám vào sự sống, và nài xin Thiên Chúa.

Lời của Đức Giavê lại đến với Isaia: "Hãy đi nói với Ezéchas rằng: '"Ta đã nghe lời người cầu xin, Ta đã thấy nước mắt của ngươi. Nay ta sẽ cho ngươi sống thêm mười lăm năm nữa".

Hẳn là, chúng ta thấy ích lợi khi Thiên Chúa thay đổi ý kiến. Ta thấy cũng một miệng loan báo sự chết, thì bây giờ bị bắt buộc phải đính chính để loan báo sự chữa lành. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện.

Xin ban cho chúng con cũng biết tin tưởng vào lời cầu nguyện, khi không được lành bệnh nhãn tiền.

Ezéchias hỏi: "Cứ dấu nào tôi sẽ biết được tôi sẽ lên đền thờ của Đức Giavê".

Chúng ta cần có những “dấu hiệu”. Thật vậy. Con người được tạo dựng như thế.

Ngay đức tin của ta, tuy có chấp điều chưa hay biết, nhưng cũng không chịu những gì võ đoán và phi lý. Thực ra, chúng ta không thể hiểu gì hết, nhưng để lao mình vào "cuộc mạo hiểm lớn lao của đức tin " chúng ta cần có những dấu chứng nho nhỏ, những chuẩn điểm.

Isaia trả lời: Đây là dấu Đức Giavê ban cho Ngươi để nhận biết Người, thực hiện lời hứa của Người: Tôi sẽ cho bóng lùi trên mười độ trên bảng số mặt trời "… “Và mặt trời lên lại mười độ như nó đã xuống”.

Thường chúng ta không có các dấu chỉ thuộc loại này.

Nhưng chúng ta có biết giải thích các dấu chỉ mà Thiên Chúa tỏ ra cho chúng ta không.

Tất nhiên, dấu chỉ là một cái gì mong manh, như con sóng hay thay đổi. Cuối cùng ta sẽ ngạc nhiên về việc lành bệnh này mà ta cho là. quá sơ đẳng thêm hay bớt 15 năm, thì cũng chỉ thế thôi, vì một ngày kia cũng phải chết. Điều này không giải quyết được vấn đề căn bản.

Phải chăng, chúng ta đứng trước một vấn đề thần học rất bình dân vì ta còn có quan niệm như đó là phần đền tội ở trần gian.

Nhưng đúng ra, qua sự kiện này, Thiên Chúa thúc đẩy ta phải lấy làm quan trọng mà dùng những năm còn lại cho đầy đủ. Khinh dễ những thực tại trần gian và sự sống không phải tinh thần Kitô hữu - Loan báo sự phục sinh và đời sống vĩnh cửu, không phải là một việc trốn chạy vào hư ảo; Đối với Thiên Chúa cuộc sống tạm ở trần gian vẫn đáng kể. Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sống trọn vẹn các ngày đời chúng con.

BÀI TIN MỪNG: Mt 12,1-8

Nhờ những sự' việc nhỏ bé trong đời sống hằng ngày, Đức Giêsu sẽ rút ra bài học giáo huấn các tông đồ.

Hôm ấy, vào ngày Sabat, Đức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa. Các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn.

Tôi ngó nhìn Đức Giêsu đang ngang qua cánh đồng.

Hái một trái cây, bứt một bông lúa để ăn cho đỡ đói, thực sự đó chỉ là cử chỉ rất tự nhiên thông thường. Hành động đó không thể được coi như việc trộm cắp. Chính luật Môsê cũng quyết định. Khi người vào ruộng lúa của người đồng loại người được khoắng liềm trong ruộng lúa của người đồng loại (Đnl. 23,26). Đàng khác, đó cũng không phải là điều Nhóm Pharisêu muốn quở trách. Điều họ trách cứ, là đã làm cử chỉ đó vào: "một ngày Sabat”.

Các nhà chú giải Luật, lại còn thêm vào nhiều thứ quy định và như ta đôi lần đã gặp, tinh thần nhóm Pharisêu điều khoan nhượng, hết sức khe khắt, duy luật (luật là luật) Ở đây các tông đồ được coi là những người quá phóng khoáng, không tuân giữ luật. Họ bị bắt quả tang đang vi phạm một luật.

Các món đệ của ông làm điều không được phép làm ngày Sabát.

Trước tình trạng đó, Đức Giêsu không ngại bênh vực tông đồ. Thay vì chọn cách giải thích Luật theo hướng hẹp hòi, khe khắt, Người đi ngược lại, đưa ra một lối giải thích đầy thông minh. Đức Kitô không phải là người hiểu luật cách hẹp hòi. Người không ngại khử thiêng những gì mà Do thái giáo vẫn coi là tuyệt đối.

Đức Giêsu sẽ sử dụng bốn chứng cớ khác nhau mà ba luận chứng đều rút từ Luật.

1. Đa-vít... một ngày kia đã phạm một quy luật phụng tự, khi ăn bánh dành riêng cho tư tế, đơn thuần chỉ vì ông đói. và Đức Giêsu quả quyết, Đa-vít có lý để hành động như thế: bởi vì, đối với Thiên Chúa, việc bảo tồn mạng sống còn quan trọng hơn luật tế tự.

2. Các tư tế...có trách nhiệm phục vụ Đền thờ, kèm mọi thứ việc xác ngày Sa bát, để chuẩn bị lễ vật và lau chùi các đồ tế tự.

3. Ngôn sứ Hôsê... đã viết:"Ta muốn tình yêu, chứ không phải lễ vật. (Hs 9,.13). Và khi dẫn chứng câu kinh Thánh trên, Đức Giêsu nhắc lại cho ta bậc thang giá trị đích thực: Thiên Chúa chỉ muốn tâm hồn ta!

4. "Con Người là chủ ngày Sa-bát: Đức Giêsu có toàn quyền. Do đó, đây là luận chứng mạnh mẽ nhất của Đức Giêsu.

Đây có Người còn hơn đền thờ nửa.

Phải, Đền thờ chỉ là một "ngôi nhà của Thiên Chúa”. Và Đức Giêsu dám khẳng định Người còn hơn Đền thờ trong Người, Thiên Chúa trở nên hữu hình, Thiên Chúa cư ngụ giữa chúng ta.

'Một lần nữa, Đức Giêsu mời gọi ta xét đoán sự việc từ bên trong. Không phải việc giữ luật cách gắt gao tỉ mỉ mới quan trọng nhất, nhưng chính là tinh thần khi thi hành luật: Cử chỉ, chỉ có giá trị nhờ tình yêu ta đặt vào đó Đức Giêsu không hủy bỏ Luật ngày Sabát, nhưng Người giải thích luật đó từ bên trong, bằng cách thổi vào đó một làn gió mới. Các Kitô hữu đầu tiên cũng sẽ tự ý thay đổi ngày Sa-bát và lấy "ngày thứ nhất trong tuần " để cử hành long trọng Ngày của Chúa.

Tôi cố gắng tìm hiểu tinh thần trong việc giữ luật không?

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Thái độ của Chúa đối với luật Sa-bát.

HOÀN CẢNH:

Trong khi đi truyền giáo, Đức Giê Su thường có những kẽ rình mò, để bắt bẻ và tố cáo. Hôm đó, chính Chúa đi qua cánh đồng lúa, các Tông Đồ đói, bứt lấy bông lúa mà vò ra để ăn, bị mấy thầy biệt phái bắt lỗi.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại câu chuyện tranh luận giữa các thầy biệt phái và Đức Giê Su về việc giữ luật ngày sa-bát.

TÌM HIỂU:

1 “Khi ấy, vào ngày sa-bát…”:

Câu này giới thiệu về khung cảnh và lý do câu chuyện xảy ra.

- Sa-bát được làm khung cảnh cho thời gian của câu chuyện.

- Lý do câu chuyện: các môn đệ tra tay bứt gié lúa mà ăn. Chiếu theo lề luật do các luật sĩ và biệt phái thêm thắt vào thì hành động này được coi là hành động gặt lúa. Và luật nghiêm cấm việc này trong ngày Sa-bát.

2 “Những người biệt phái thấy vậy…”:

Các người biệt phái, là những kẻ cực kì cơ hội, bèn lập tức lên tiếng tố cáo hành động phạm luật này.

3-7 “Người đáp…”:

Câu trả lời của Đức Giê Su dựa vào ba thí dụ lấy ra từ Kinh Thánh:

a) Vua Đa-vít (1Sm 21,2-7): trong một tình cành ngặt nghèo, Thiên-Chúa đã chấp nhận việc vua Đa-vít và đoàn tuỳ tùng ăn bánh trưng hiến, là thứ bành chỉ dành riêng, các thầy tư tế mới được ăn thôi. Người so sánh như thế để nêu lên rằng: liệu là “Con vua Đa-vít”, Chúa Giê-su, không được đặc quyền như Đa-vít sao?

b) Các thầy tư tế ở đền thờ: các vị này vi phạm luật hưu lễ một cách hợp pháp, miễn sao bảo đảm được việc cúng tế mà thôi (Ds 28,9-10). Và để nhấn mạnh, Đức Giê Su nói thêm: “Dây còn có gì cao cả hơn Đền Thờ nữa”. Quả vậy, còn hơn thế nữa, vì rằng Đức Giê Su là hiện thân của Thiên-Chúa, và Người có thể thiết lập nên một thói tục giữ ngày sa-bát riêng.

c) Cuối cùng việc giữ ngày sa-bát phải được xây dựng trên giới răn nhân từ mà các tiên tri đã dạy trước đó.

Ở đây câu Hs 6,6 (Mt 9,13) cho thấy thái độ của Đức Giê Su đối với kẻ tội lỗi: Vì nhân hậu mà Người đã bênh đỡ cho các môn đệ đang đói bụng.

8“Con người làm chủ ngày sa-bát”:

Đức Giê Su lên án các người biệt phái, họ giải thích sai lạc về ngày sa-bát:

- Một mặt, khi trách cứ các Tông Đồ bứt lúa mà ăn, họ đã quên đi giới răn yêu thương nhân hậu.

- Mặt khác, họ không biết rằng con vua Đa-vít, là Con Người, còn cao trọng hơn cả đền thờ nữa, đã được Thiên-Chúa ban cho quyền giải thích quyền giữ luật ngày sa-bát.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

- Dưới con mắt của các biệt phái, các môn đệ của Chúa Giê-su vi phạm luật, vì đã bức lúa ăn trong ngày Sa-bát, nhưng Chúa Giê-su lại bị khiển trách. Đúng là tội vu quy trưởng. Khi đứng đầu và có trách nhiệm với người khác, chúng ta cũng có những trường hợp phải mang trách nhiệm về những lỗi lầm của người thuộc quyền mình.

- Chúa Giê-su để cho các môn đệ đi theo mình bị đói đến nỗi đã phải bứt lúa ăn. Điều này chứng tỏ Chúa muốn chúng ta theo Chúa không phải để tìm an toàn và bảo đảm vật chất.

- Chúa Giê-su đi rao giảng, đem các môn đệ đi theo. Người không chỉ huấn luyện các ông bằng lời giảng dạy, nhưng còn bằng việc làm, thái độ và gương sáng đời sống của Người nữa. Trong vấn đề giáo dục và huấn luyện, cần đề cao gương sáng và việc làm thực tế hơn là chỉ lý thuyết suông, vì “lời nói bay đi, gương lành lôi cuốn”.

b) Nghe lời Chúa nói:

- “Các ông chưa đọc trong sách à?”:

Để trả lời và giải thích về ý nghĩa và mục đích của việc giữ lễ ngày Sa-bát, Chúa Giê-su đã lấy những ví dụ cụ thể rút ra từ Thánh Kinh. Noi gương Chúa, khi cắt nghĩa và giải thích giáo lý cho tha nhân, chúng ta cần dựa vào lời Chúa làm căn bản và vào các biến cố và sự kiện gần gũi với người nghe để minh chứng.

- “Vua Đa-vít đã làm gì khi vua và các thuộc hạ đói bụng?”:

Vì đói, nên vua và các thuộc hạ được phép ăn bánh tiến. Như vậy luật bác ái quan trọng hơn mọi lề luật. Chiếu theo ý nghĩa này, chúng ta cần quan tâm đến tinh thần bác ái trong khi đòi hỏi người ta giữ luật, vì luật chỉ là phương tiện, còn bác ái mới là mục đích của công việc, vì giới luật trọng nhất là mến Chúa và yêu người.

- “… ngày Sa-bát các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật Sa-bát mà không mắc tội đó sao?”:

Vì lợi ích của các mục vụ và các tư tế làm việc ngày Sa-bát. Cũng vậy, vì lợi ích mục vụ mà các linh mục vi phạm luật nhưng không mắc tội: như số lần dâng lễ trong ngày, luật kiên việc phần xác … Hoặc người Ki-tô hữu bỏ lễ ngày Chúa Nhật vì mắc con mọn, chăm sóc bệnh nhân … mà không mắc tội!

- “Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế”:

Chúa Giê-su dựa vào lời tiên tri Hô-sê 6,6 để nói lên rằng:

- Ý hướng bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

- Đề cao và quan tâm đến hạnh phúc của con người trước, chứ không chỉ đề cao lề luật. Ơ đây muốn nói đến việc quan tâm đến các môn đệ đang đói hơn là chỉ chú ý đến việc chu toàn luật kiêng việc phần xác ngày Sa-bát.

- “Con người làm chủ ngày Sa-bát”:

Qua câu này, Chúa Giê-su tuyên bố:

- Chính Người được Thiên-Chúa ban cho quyền giải thích việc giữ luật ngày Sa-bát.

- Chính Người đề cao tình yêu thương nhân ái làm nguyên lý đầu tiên cho lề luật. Và như vậy, Chúa Giê-su thật là đấng đến giải cứu người ta khỏi luật khắc khe của ngày hưu lễ, là cái ách đã thành gánh nặng do việc thêm thắt của luật sĩ và biệt phái.

2. Nhìn vào những người biệt phái:

- Họ là những người: “không ưa thì dưa có dòi”, họ dựa vào mọi cơ hội để bắt lỗi Chúa và làm hạ thế giá của Chúa, khi họ xét đoán việc các môn đệ bức lúa ăn, là vi phạm luật Sa-bát.

Chúng ta không nên có thiên kiến hoặc thành kiến với ai, kẻo chúng ta dễ có chủ quan xét đoán sai lầm về con người hoặc về công việc của người khác.

- Họ thấy các môn đệ của Chúa Giê-su lỗi luật, nhưng họ lại phê bình chỉ trích Người. Họ có thái độ như vậy bởi vì họ không ưa Chúa và ghen ghét Chúa.

Chúng ta cần có tinh thần quảng đại, có tinh thần cởi mở và vị tha để tránh được những lời nói, việc làm và ý nghĩ bất công đối với tha nhân.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.